Sự trăn trở của điều dưỡng viên: Nghề của sự tận tâm và lòng thương cảm

Lượt xem: 3307 | Đăng bởi: xoainguyen

Ngành điều dưỡng hiện nay rất quan trọng, xã hội phát triển thì nhu cầu chăm sóc sức khỏe cũng phát triển nhưng người ta hầu như chỉ biết đến bác sỹ. Vậy điều dưỡng viên phải đứng trước những trăn trở gì?

Thực trạng nghề điều dưỡng viên

Công việc thường ngày của điều dưỡng viên

Từ trước đến nay người ta hay nghĩ nghề điều dưỡng rất nhàn hạ, không phải nắng mưa nhưng không ai biết rằng tiếp xúc với bệnh nhân cũng không phải đơn giản. Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng có nhiều điều dưỡng tâm huyết  với nghề và đang chịu nhiều áp lực từ sự khó tính của các cụ ở đây.

Khi đến cổng trung tâm dưỡng lão Diên Hồng, điều đầu tiên chúng tôi thấy là hình ảnh điều dưỡng đang xoa bóp, tâm sự với các cụ. Họ giống như những người con đang chăm sóc cho cha mẹ mình, như một gia đình chan hòa và đày ắp yêu thương

Chỉ có lòng yêu thương, sự tận tâm mới giúp họ bám trụ được với nghề. Nhiều người cho biết : “Nghề điều dưỡng là nghề bốn trong một. Nghĩa là phải Chăm sóc, truyền đạt thông tin, tư vấn và biện hộ cho bệnh nhân”. Chị Nguyễn Thu trang chia sẻ : “Chị cũng không nghĩ mình sẽ đến với nghề, Nó rất tự nhiên và rồi chị thấy nó có ích cho người khác nên không dứt ra được. Nhưng nếu ai không vượt qua được giai đoạn khó khăn ban đầu thì rất dễ nản lòng và bỏ nghề vì đó là giai đoạn khó khăn nhất của nghề”.

Điều dưỡng viên hay là dâu trăm họ

Điều dưỡng viên của Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng

Nghề điều dưỡng là nghề làm dâu trăm họ bởi phải chăm sóc sức khỏe cho moị người. Ở trung tâm Diên Hồng thì các cụ đều đã có tuổi, có cụ đi lại được có cụ không, có cụ tự vệ sinh được nhưng lại có cụ vệ sinh không tự chủ được... Chính vì thế trách nhiệm của điều dưỡng như một nhạc trưởng để điều hành một bản nhạc hỗn loạn sao cho hoàn thiện nhất.

Chỉ có coi người bệnh như người nhà của mình mới có thể tận tụy, dốc sức vì bệnh nhân như vậy. Những người lớn tuổi thường rất dễ tổn thương nên phải thường xuyên lắng mnghe, chia sẻ với các cụ. Các cụ cũng có người dễ tính người khó tính, với những người khó tính phải thường xuyên chia sẻ với các cụ hơn thì các cụ mới mở lòng mình được.

Như chị Trang có chia sẻ thêm: “các cụ nhiều khi khó tính lắm, chị cũng có nhiều lần bị các cụ quát mắng thậm chí là lăng mạ, nhưng khi tâm sự, nói chuyện lâu với các cụ các cụ lại mở lòng, thế là các cụ lại dễ tính như bình thường em ạ”.

Ánh mắt vui tươi của điều dưỡng viên khi nhìn các cụ vui đùa chính là niềm tin, sự yêu thương và năng lượng giúp họ thêm yêu và gắn bó với nghề.

Tin tức khác

  • hotline
  • Đăng ký

Sơ đồ đường đi

Liên kết website

  • tuyển sinh trung cấp dược
  • Sở giáo dục đào tạo hà nội
  • Bộ giáo dục và đào tạo
  • Sở giáo dục đào tạo thái nguyên

Liên kết hữu ích