Dược sĩ hướng dẫn cách dùng thuốc bôi ngoài da

Lượt xem: 1077 | Đăng bởi: phamtrang

Bên cạnh thuốc đường uống, đường tiêm thì thuốc bôi ngoài da cũng được ứng dụng rất phổ biến. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết dùng thuốc bôi ngoài da đúng cách để thuốc phát huy hiệu quả tốt nhất.

Dưới đây là một số hướng dẫn cách dùng thuốc bôi ngoài da:

Phân loại thuốc thuốc bôi ngoài da

Phần lớn mọi người đều mắc sai lầm khi cứ thấy ngứa, rát, đau hay hiện tượng gì trên da là lại nghĩ ngay tới việc bôi các loại cao, dầu gió, thuốc mỡ... thông thường. Trong khi đó, đáng lý ra việc cần làm là tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh rồi mới xác định thuốc điều trị thích hợp.

duoc-si-huong-dan-dung-thuoc-ngoai-da

Đầu tiên, bạn cần nhớ là trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc bôi ngoài da, được phân thành các dạng:

- Dung dịch (thuốc nước): chẳng hạn như thuốc trị ghẻ, thuốc sát trùng...

- Thuốc bột: Thường sử dụng cho các tổn thường ở trên da vùng nếp gấp, kẽ da, có tác dụng hút nước, , giảm cọ xát, làm mát da...

- Thuốc kem: Chống khô nứt và làm mềm dịu da

- Thuốc mỡ: Chống khô da, làm mềm da, thuốc thấm sâu và duy trì tác dụng trong thời gian dài.

- Nhóm thuốc đắp ướt, nhỏ giọt, tắm, ngâm: Công dụng làm sạch vết thương hở, giảm viêm, loại bỏ vi trùng, ký sinh trùng gây bệnh...

Nguyên tắc dùng thuốc bôi ngoài da

Thuốc bôi ngoài da thông thường được dùng kết hợp với các loại thuốc uống theo nguyên tắc “trong uống ngoài xoa”. Tuy nhiên, không phải lúc nào trên da có dấu hiệu bất thường là đi bôi thuốc. Bạn chỉ nên sử dụng thuốc khi xác định được vấn đề đang gặp phải, tìm ra nguyên nhân và được bác sĩ chỉ định, chẳng hạn như:

duoc-si-huong-dan-dung-thuoc-ngoai-da

- Bệnh nhiễm khuẩn trên da: Viêm da mủ viêm nang lông, viêm quầng, mụn trứng cá, nhọt…

- Bệnh da bội nhiễm: Da bóng nước, tổ đỉa bội nhiễm, ghẻ bội nhiễm, chàm bội nhiễm…

- Các bệnh nội tạng có biểu hiện ra da: Bệnh phong, tiểu đường, loét da do bệnh nhân phải nằm lâu...

- Chấn thương làm trầy da, rách da, có khả năng bị nhiễm trùng...

Bên cạnh đó, việc dùng thuốc cũng cần phù hợp với diễn tiến của bệnh. Trường hợp tổn thương da cấp tính với các biểu hiện phù nề, chảy nước... thì nên dùng thuốc bôi dạng đắp ướt hoặc dung dịnh. Trường hợp tổn thương da mãn tính, da khô, dày, tróc vảy thì nên dụng thuốc bôi dạng mỡ. Với tổn thương ở khe kẽ, nếp gấp thì nên dùng thuốc dạng nước, bột hoặc hồ, tránh dùng thuốc mỡ vì dễ gây bí hơi, bết dính.

Lưu ý: Trước khi sử dụng để điều trị, bạn nên thử phản ứng bằng cách bôi thuốc lên một dùng da nhỏ ở cổ tay, chờ xem có hiện tượng gì khác lạ hay không. Nếu không thấy hiện tượng bất thường thì bạn có thể yên tâm sử dụng thuốc./.

Tin tức khác

  • hotline
  • Đăng ký

Sơ đồ đường đi

Liên kết website

  • tuyển sinh trung cấp dược
  • Sở giáo dục đào tạo hà nội
  • Bộ giáo dục và đào tạo
  • Sở giáo dục đào tạo thái nguyên

Liên kết hữu ích